Bí quyết bảo quản mứt dừa không bị chảy nước, lâu hư

Mứt dừa là món ăn phổ biến trong những ngày Tết. Quy trình làm mứt dừa khá đơn giản, nhưng cách bảo quản mứt dừa không bị chảy nước, lâu hư và vẫn giữ được hương vị thơm ngon lại cần có những bí quyết riêng, cùng ĐẶC SẢN BẾN TRE 71 khám phá nhé!

Bảo quản từ khâu làm mứt dừa 

Mứt dừa có giữ được lâu không, ngoài phụ thuộc vào khâu đóng gói, bao bì, còn tùy vào việc sơ chế nguyên liệu trước khi chế biến. Đầu tiên, bạn cần lưu ý chọn lựa cùi dừa tẻ khi làm mứt dừa. Dừa quá non lại khiến mứt dễ ẩm mốc, chảy nước, không bảo quản được lâu trong khi dừa quá già sẽ làm cho mứt bị khô cứng. Mẹo chọn dừa hiệu quả nhất là dùng móng tay bấm nhẹ vào cùi dừa để nhận biết được độ cứng và dày của dừa. Nếu độ cứng và dày của dừa vừa đủ là dừa ngon, thích hợp để làm mứt.

  • Cách sơ chế dừa như sau:

Cạo sạch lớp vỏ dừa cứng bên ngoài rồi cho dừa vào nồi nước, bóp dừa 3 - 4 lần để làm sạch bớt lớp dầu dừa. Cho dừa vào một thau nước nóng và ngâm trong khoảng 10 phút, sau đó dùng nước sạch rửa lại lần nữa. Nước trong hẳn nghĩa là dừa đã được loại bỏ sạch dầu. Bạn cần lưu ý khâu sơ chế dừa thật kỹ vì nếu lấy không hết toàn bộ phần dầu dừa còn sót lại sẽ dễ bị tình trạng mứt bị chảy nước.

Cách làm mứt dừa sữa thơm ngon, béo ngọt cực đơn giản tại nhà

  • Khâu sên mứt dừa 

Không chỉ chú trọng khâu sơ chế trong cách bảo quản mứt dừa không bị chảy nước, công đoạn sên mứt cũng không kém phần quan trọng. Trong quá trình sên mứt dừa, bạn cần làm theo những lưu ý sau để bảo quản mứt được lâu hơn:

Dụng cụ dùng để sên mứtNên lựa chọn loại chảo lớn, độ chống dính cao, có đáy dày. Trong mỗi lần sên, bạn chỉ dùng một lượng dừa vừa phải vừa dễ đảo đều vừa có thể canh được nhiệt độ thích hợp khiến cho mứt không bị cháy, đồng thời lượng nước trong dừa cũng dễ rút ra bên ngoài, làm cho mứt ráo hơn.

Nhiệt độ: Nên để lửa vừa, không quá lớn cũng không quá nhỏ trong quá trình sên. Hạ nhỏ lửa khi thấy đường vừa sôi tới để mứt không bị cháy.

Đảo đều tay: Phải đảo mứt dừa liên tục, nhất là khi mứt càng nóng dần thì càng phải đảo đều hơn, như vậy đường có thể bao phủ toàn bộ bề mặt dừa, hơn nữa mứt dừa không bị vón cục mà sẽ đạt được độ tơi thích hợp.

Trong trường hợp đường bị dính vào chảo thay vì kết dính vào bề mặt dừa, nếu dừa vẫn còn độ sệt và chưa khô hẳn, bạn nên tắt bếp và đảo đều tay từ 2-3 phút, khi nào dừa nguội thì bắt lên bếp lại. Đảo liên tục đều tay khoảng 2 - 3 lần cho đến khi dừa và đường kết dính vào nhau.

Bí quyết làm MỨT DỪA non KHÔNG bị CHẢY NƯỚC khi để lâu

Bảo quản trong tủ lạnh

Một trong những cách bảo quản mứt dừa không bị chảy nước hiệu quả là để mứt trong ngăn mát tủ lạnh. Trước khi bảo quản mứt dừa trong ngăn mát tủ lạnh, bạn có thể cho mứt vào lọ thủy tinh hay túi ni lông được bọc kín. Khi bày mứt ra, bạn chỉ nên lấy một lượng mứt vừa đủ, tránh lấy ra quá nhiều vì sẽ khiến mứt dễ bị chảy nước do bị chênh lệch nhiệt độ và không giữ được độ thơm ngon như ban đầu.

Bảo quản trong lọ thủy tinh

Để bảo quản mứt dừa trong lọ thủy tinh, bạn nên chọn những chiếc lọ có nắp đậy kín để không hở gió và phải lau khô ráo trước khi bỏ mứt vào. Rải vào lọ một lớp đường mỏng rồi mới bắt đầu cho mứt vào. Lớp đường mỏng bên dưới có tác dụng hút ẩm mứt, tránh chảy nước và ẩm mốc, giúp bảo quản mứt được lâu hơn. Ngoài ra, một mẹo bảo quản mứt dừa được lâu nữa là bạn hãy tiệt trùng lọ đựng mứt trước và sau khi bỏ mứt dừa vào lọ.

Lưu ý khi sử dụng mứt dừa

Khay mứt ngày Tết của người Việt có những gì?Nên để mỗi loại mứt vào khay riêng biệt để giữ được hương vị gốc của từng loại mứt.

Trong cách bảo quản mứt dừa không bị chảy nước, để có thể kéo dài thời gian bảo quản hơn và giữ cho mứt dừa vẫn còn vị thơm ngọt và mềm dẻo như ban đầu dù có để lâu, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Khi ăn, tránh lấy quá nhiều mứt sẽ làm cho mứt nhanh chảy nước. Trường hợp lấy mứt ra quá nhiều nhưng không dùng hết, bạn có thể để riêng phần mứt đó, bỏ vào trong đĩa sạch rồi cho vào tủ lạnh để bảo quản. Tuyệt đối không nên đổ ngược mứt dư lại vào lọ vì có thể làm hỏng cả lọ mứt.
  • Khi lấy mứt ra ngoài để dùng, tránh dùng tay không lấy mứt mà thay vào đó bạn có thể dùng nĩa, đũa hoặc sử dụng bao tay sạch. Vì độ ẩm của tay có thể làm cho mứt bị ẩm ướt, dễ bị chảy nước và không giữ được độ giòn.
  • Nên chọn loại khay đựng mứt có nắp đậy kỹ càng, kín gió để luôn giữ cho mứt có độ giòn ngọt lâu hơn. Loại khay này giúp tránh bị kiến chui vào và ngăn mứt bị chảy nước do tiếp xúc quá lâu với môi trường bên ngoài.
  • Không nên trộn lẫn mứt dừa với các loại mứt khác. Nên để mỗi loại mứt vào hủ hoặc khay riêng biệt để giữ được hương vị gốc của từng loại mứt.
  • Không được để mứt ở nơi có nhiệt độ cao.

Hy vọng bài viết trên đây của ĐẶC SẢN BẾN TRE 71 đã giúp bạn nắm được những cách bảo quản mứt dừa hiệu quả nhất. Khi mua hoặc làm mứt dừa, bạn nên lựa chọn kỹ lưỡng các loại nguyên liệu, chất lượng mứt cũng như đảm bảo vệ sinh trong quá trình làm mứt dừa bởi đây là những yếu tố quan trọng tác động đến thời gian bảo quản mứt. 


Tin tức liên quan

Tại Sao Mứt Dừa Bến Tre Luôn Là Quà Tặng Ý Nghĩa Ngày Tết?
Tại Sao Mứt Dừa Bến Tre Luôn Là Quà Tặng Ý Nghĩa Ngày Tết?

Cùng ĐẶC SẢN BẾN TRE 71 khám phá sự kỳ diệu trong từng miếng mứt dừa Bến Tre – từ những trái dừa tươi ngon đến những đĩa quà ngọt ngào mang đậm hương vị truyền thống.

Cách làm mứt dừa non dẻo thơm hấp dẫn cho ngày Tết mà ai cũng mê
Cách làm mứt dừa non dẻo thơm hấp dẫn cho ngày Tết mà ai cũng mê

Mứt dừa non là một món mứt cực kỳ ngon, được nhiều người yêu thích vì rất dẻo, thơm và mềm hơn so với mứt dừa thông thường. Hãy cùng vào bếp với ĐẶC SẢN BẾN TRE 71 để thực hiện ngay món mứt này và chiêu đãi cả nhà trong những ngày Tết này nhé.

Quy Trình Sơ Chế Cơm Dừa Chuẩn Từng Bước - Bí Quyết Làm Mứt Dừa Ngon Hết Sẩy!
Quy Trình Sơ Chế Cơm Dừa Chuẩn Từng Bước - Bí Quyết Làm Mứt Dừa Ngon Hết Sẩy!

Quy trình sơ chế cơm dừa để làm mứt dừa đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận để giữ nguyên hương vị tươi ngon và đạt chất lượng tốt nhất. Khám phá các bước chuẩn bị cơm dừa chi tiết qua bài viết của ĐẶC SẢN BẾN TRE 71 dưới đây.


Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng